Bóng đá Việt Nam: Hành trình phát triển và những tồn đọng

Hà Nội và CAHN là một trong số ít đội có tiềm lực tài chính mạnh

Thành tích của bóng đá Việt Nam trong những năm gần đây khiến người hâm mộ trở nên thất vọng, chán chường. Dường như sau khi đạt đỉnh ở thời HLV Park Hang Seo, một lần nữa các cấp độ đội tuyển VN lại rơi vào suy thoái. Vậy những rào cản nào đang khiến bóng đá nước nhà chậm phát triển so với khu vực? Hãy cùng HB88 tìm hiểu ngay nhé!

Thành tựu của bóng đá VN trong hơn 30 năm hội nhập

Kể từ khi hội nhập với bóng đá thế giới trong gần 3 thập kỷ, bóng đá Việt Nam đã trải qua một hành trình đầy thử thách và chông gai. Từ những ngày đầu chập chững, chúng ta đang dần khẳng định vị thế của mình trên bản đồ khu vực Đông Nam Á và xa hơn là châu Á. Sự xuất hiện của những lứa cầu thủ tài năng như Văn Quyến, Công Vinh, Quang Hải, Công Phượng đã làm thay đổi diện mạo bóng đá nước nhà.

Chức vô địch AFF Cup 2018 là đỉnh cao chói lọi của đội tuyển Việt Nam
Chức vô địch AFF Cup 2018 là đỉnh cao chói lọi của đội tuyển Việt Nam

Những thành tích mà bóng đá Việt Nam đã đạt được có thể kể đến là 2 danh hiệu AFF Cup, 2 chức vô địch SEAGAMES và 1 lần đạt ngôi vị Á quân giải U23 châu Á. Tuy nhiên đỉnh cao nhất mà chúng ta sở hữu là lọt vào vòng loại thứ 3 của World Cup 2022. Khi đó Việt nam đã đứng cuối bảng có sự hiện diện của Ả Rập Xê Út, Nhật Bản và Úc. 

Mặc dù vậy, bóng đá nước nhà vẫn bị đánh giá là kém phát triển nếu so với bình diện thế giới. Vị trí cao nhất mà Việt Nam có thể đạt được trên BXH FIFA chỉ là 92. Rõ ràng đang có rất nhiều trở ngại trên con đường phát triển.

Những trở ngại khiến bóng đá Việt Nam chưa thể phát triển

Có lẽ nhiều fan hâm mộ tự hỏi tại sao bóng đá Việt Nam lại kém phát triển, bất chấp chúng ta đã đầu tư nhiều như vậy? Sau đây là những lý do chủ quan được HB88 tổng hợp.

Tiềm lực kinh tế giới hạn

Trước tiên phải xác nhận rằng, nền kinh tế của Việt Nam vẫn chỉ mức trung bình yếu ở trên thế giới. Ngay cả ở bình diện khu vực hay ở châu lục, tiềm lực kinh tế của bóng đá Việt Nam rất èo uột. Và đây có thể coi là thách thức lớn nhất, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi khía cạnh. 

Hà Nội và CAHN là một trong số ít đội có tiềm lực tài chính mạnh
Hà Nội và CAHN là một trong số ít đội có tiềm lực tài chính mạnh

Khi nguồn tài chính không đủ mạnh, các CLB sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng, chi trả lương và duy trì hoạt động. Việc thiếu hụt nguồn lực dẫn đến chất lượng đào tạo cầu thủ đi xuống. Nhiều người cứ nghĩ rằng chúng ta đã đầu tư khá nhiều. Thế nhưng trên thực tế, nguồn lực đấy không thể so với các nước như Thái Lan, Indonesia.

Sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng tại bóng đá Việt Nam

Đây cũng là hậu quả đến từ sự giới hạn về khả năng tài chính. Khi nhìn vào bóng đá Việt Nam hiện tại, việc các đội tự xây mới cho mình một sân vận động gần như là chuyện bất khả thi. Hiện nay, họ vẫn đang thi đấu trên những sân bóng đã có tuổi đời gần một nửa thế kỷ. 

Thảm cỏ vàng úa trên sân Mỹ Đình từng gây nhiều bức xúc trong dư luận
Thảm cỏ vàng úa trên sân Mỹ Đình từng gây nhiều bức xúc trong dư luận

Sân bóng được coi là mới và khang trang nhất là sân Mỹ Đình. Tuy nhiên, trong những năm qua, nơi đây đang xuống cấp cực kỳ trầm trọng. Ngược lại hạ tầng cho bóng đá trẻ của Việt Nam đang cho thấy sự cải thiện. Các trung tâm đào tạo trẻ như Hà Nội, Thể Công, Hoàng Anh Gia Lai,… đều sở hữu cơ sở đạt chất lượng cao. Thậm chí lò đào tạo của PVF còn được nhận chứng chỉ 3 sao của AFC.

Các giải trẻ chưa được đầu tư đúng đắn

Đây vốn là câu chuyện muôn thuở của bóng đá Việt Nam khi chúng ta có quá ít các giải trẻ được diễn ra trong năm. Chính HLV Hoàng Anh Tuấn đã từng phàn nàn các cầu thủ trẻ chỉ được thi đấu dưới 20 trận/năm ở các giải U. Trong khi tại Pháp, một cầu thủ trẻ có thể chơi đến 40 trận/năm. Điều này chưa tính tới việc họ được gọi lên đội 1, dự bị của CLB để cọ xát. 

Bóng đá Việt Nam cần có những giải trẻ có chất lượng
Bóng đá Việt Nam cần có những giải trẻ có chất lượng

Nguyên nhân gốc rễ là các giải trẻ thường khó thu hút được nhà tài trợ. Thêm vào đó, những sân chơi này được thiết kế với số trận ít nhằm tiết kiệm chi phí tổ chức. Một yếu tố nữa là số đội tham gia các giải trẻ chỉ gói gọn ở các địa phương có phong trào hoặc CLB sở hữu lò đào tạo mạnh.

Khó khăn trong chính sách nhập tịch

Chính sách nhập tịch cầu thủ tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, gây ra không ít khó khăn trong việc tận dụng các tài năng ngoại quốc. Việc nhập tịch có thể giúp đội tuyển quốc gia và các CLB tăng cường sức mạnh. Thế nhưng những quy định khắt khe cùng quá trình phức tạp đã khiến nhiều tài năng không thể cống hiến cho bóng đá Việt Nam.

Giải kém chuyên nghiệp

Bóng đá Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về tính chuyên nghiệp thực sự trong các giải đấu. Trọng tài, một ông bầu nhiều đội bóng, mua điểm, chia chác điểm,… khiến công chúng ngày càng xa rời nền túc cầu nước nhà.

Bên cạnh đó, các CLB thường xuyên gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính, đặc biệt là những đội bóng hạng dưới. Tiêu biểu là mùa giải 2024-25 chuẩn bị khởi tranh, có đến 4 CLB xin rút khỏi giải V League 2 vì những vấn đề kinh tế. 

Bóng đá Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Thế nhưng để đạt được thành công thì cần có những giải pháp toàn diện và sự cải cách đến từ gốc rễ. Dù chặng đường còn dài, HB88 tin rằng với sự quyết tâm, thể thao bóng đá nước nhà có thể đạt được những thành tựu xứng đáng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *